Ngày hội Open Source Circular Economy Days – OSCE năm nay diễn ra vào ngày 11/6 tại Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức bởi Fablab Saigon. Sự kiện này là cơ hội để chúng ta hòa vào dòng chảy phát triển của thế giới và tạo nên sự khác biệt với tư cách là người sản xuất và cả người tiêu dùng.
Khuất mình trong con hẻm yên tĩnh trên đường Nguyễn Văn Đậu quận Bình Thạnh, một ngôi nhà cũ với lối kiến trúc kiểu Pháp nhường như bừng lên một bầu nhiệt huyết lớn của các anh chị em Fablab Saigon khi mang OSCE – về Việt Nam lần đầu tiên.
Trái với vẻ cổ kính yên bình bên ngoài, ngôi nhà được trang trí lại với màu sắc, nội thất hiện đại và quan trọng nhất là nó đang chào đón hơn 45 các bạn trẻ đầy đam mê và hoài bão phát triển cộng đồng.
13:30 phút, chủ nhân căn nhà đồng thời là một trong hai nhà sáng lập Fablab Saigon – Chị Phan Hoàng Anh phát biểu chào mừng khách tham dự đến với ngày hội toàn cầu của OSCE.
Circular Economy là gì? Open Source là gì? Và Open Source Circular Economy là gì? Tất cả những thuật ngữ có phần lạ lẫm đối với tôi được chị Mai Hân – thành viên của tổ chức The Green Exchange giải thích kỹ càng. Bất ngờ nhất có lẽ là phần câu đố của chị về khối lượng phế thải được thải ra trong quá trình sản xuất các vật dụng tiện ích hằng ngày của chúng ta.
Tiếp theo chương trình là buổi workshop cực kỳ thú vị của đại diện Trường đại học Việt Đức về cấu tạo máy lạnh và quá trình vận hành của nó. Thu hút rất đông thành viên đam mê cơ điện tử chăm chú lắng nghe.
Ước mơ của một đứa (đã từng) trẻ như tôi là mở tung mọi vật dụng điện tử ra xem nó có cái gì đã được thỏa mãn ngày hôm ấy. Workshop mổ xẻ chiếc máy lạnh dưới sự hướng dẫn của đoàn Trường đại học Việt Đức.
Bạn gái duy nhất trong workshop có vẻ rất yêu thích tìm tòi khám phá cơ điện lạnh này. Tuy mồ hôi nhễ nhại nhưng ánh mắt chăm chú, thi thoảng tự mỉm cười với mình khi rắp xong một bộ phận của máy của bạn này trông cực kỳ quyến rũ đối với tôi.
Song song đó, ở trên tầng cũng sôi nổi không kém diễn ra phần thử thách “Xây dựng làng sinh thái tại Hiếu Liêm Đồng Nai”. Tại đây, chủ nhân của VietKing Fisher anh Trí Hiếu trình bày những khó khăn, mục tiêu của mình và mong nhận được sự góp ý giải pháp của người tham dự.
Bảng cảm hứng của team Fablab cho concept ngôi làng sinh thái bền vững.
Và trải nghiệm thú vị khi tự tái chế quần áo cũ thành những vật dụng tiện ích nhưng cũng rất thời trang và sành điệu.
Một buổi chiều với quá nhiều thông tin thú vị dành cho những con người “điên rồ” với những sáng kiến và niềm đam mê thay đổi thế giới. Tôi tin chắc rằng, những ai có mặt ở đây, khi bước qua cánh cổng sắt kia chuẩn bị tận hưởng ngày cuối tuần của mình chắc hẳn đã thay đổi ít nhiều trong tư duy và hành động. Hay ít ra, bản thân tôi khi cầm chiếc stupid phone ngồi trước cái laptop này, cảm thấy khá “nặng” lòng với 1286 kg phế thải (*) mình vô tình để lại cho trái đất này.
Khánh An
Ảnh: Quoc-Bao Nguyen và Khánh An
(*) Một chiếc điện thoại được chế tạo ra sẽ thải ra 86kg phế thải. Tương tự, một chiếc laptop là 1200kg. – Trích bài trình bày “Circular Economy là gì” của chị Mai Hân.
—–
Tổng hợp hình ảnh trong ngày: Photo by Quoc-Bao Nguyen
https://www.flickr.com/photos/quocbao747/sets/72157669627480165/with/27533268751/
Một số nguồn thông tin hữu ích:
Hydroponics: https://www.facebook.com/events/147996372280343/
Breakdown workshop: https://www.facebook.com/events/1108020509240231/
Hold-up eco-village: https://www.facebook.com/events/236273220087579/
Fix my clothes: https://www.facebook.com/events/575479399323736/
P/S: Cám ơn bạn Khánh An đã chia sẻ suy nghĩ và thành quả tham dự sự kiện này của Fablab Saigon thông qua bài viết này.