Có rất nhiều người bị chấn thương mỗi ngày tại Việt Nam và điều này gây nên những tác động tiêu cực vào tình trạng nghèo đói và kinh tế xã hội của đất nước.
Có hơn 50,000 mạng sống mất đi mỗi năm và nhiều người trong số họ phải chịu thương tật vĩnh viễn do tai nạn giao thông. Tỉ lệ tử vong do thương tật xe gắn máy cả tại hiện trường và trên đường di chuyển đến các cơ sở cấp cứu địa phương cao đến 70%. Chết đuối là nguyên nhân chính gây ra tại nạn tử vong ở Việt Nam, tỉ lệ chết đuối cao gấp hai đến năm lần so với các quốc gia phát triển khác. Hơn phân nửa số nạn nhân được đưa tới các phòng cấp cứu không được sơ cứu trước kịp thời. Việc sơ cứu kịp thời và đúng cách giúp giảm thiểu mất mát, thương tật và những tác động không chỉ trong các thảm họa, thiên tai lẫn các tình huống cấp bách thường nhật.
Hiểu được điều này, Fablab Saigon cùng với chuyên gia Tony Coffey, chuyên viên cấp cứu có nhiều kinh nghiệm được mời đào tạo cho các tổ chức từ Úc, đã tổ chức khóa học về sơ cấp cứu nhằm cung cấp cho các bạn học viên những kiến thức cơ bản, bổ ích và thực tiễn về sơ cấp cứu.
Trong buổi học, các bạn học viên đã được chuyên gia Tony Coffey huấn luyện các kỹ năng sơ cứu bao gồm: CPR (hô hấp nhân tạo), đuối nước, chữa nghẹn, chảy máu, choáng, bỏng, gãy tay, điện giật, bị cắn bởi các con vật có độc, thoát hiểm khi có hoả hoạn, các dấu hiệu nhận biết đột quỵ, đau tim, tai biến mạch máu não, …
Đến với buổi tập huấn, các bạn học viên đã được học những kỹ năng thiết yếu trong sơ cứu và chăm sóc khẩn cấp giúp áp dụng ngay trong các tình huống thực tế. Mục đích chính nhằm giúp tránh bớt nguy cơ thương tật, tử vong và những hậu quả do các rủi ro hàng ngày cho bản thân và người xung quanh.
Cám ơn bạn Hoàng Võ, thành viên của Fablab Saigon, đã đóng góp bài viết ý nghĩa này.